Hỗ trợ trực tuyến

  • Chăm sóc khách hàng Hỗ trợ trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến qua skype
    Điện thoại: 0983513517
  • Hướng dẫn kỹ thuật Hỗ trợ trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến qua skype
    Điện thoại: 0939435057
  • Email: phanbonlatuquy@gmail.com
Chi tiết bài viết

NHẬN BIẾT MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI TRÊN THANH LONG

 

Quản lý sâu bệnh hại trên cây trồng là một trong những yếu tố tiên quyết để có được một vụ mùa bội thu cả về năng suất và chất lượng nông sản. Do đó, để giúp bà con nông dân phòng trừ sâu bệnh hại một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất, chúng tôi cung cấp cho bà con thông tin về những dịch hại này. Bao gồm cách nhận biết và thời điểm thường gây hại của chúng.

A. Bệnh hại

1.Thán thư

Tác nhân: Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Bệnh phát triển mạnh ở điều kiện ẩm ướt và nhiệt độ không khí cao.

Triệu chứng:

- Bệnh gây hại chủ yếu trên đọt, hoa và trái, đôi khi trên cành cũng bị nấm tấn công.

- Trên cành vết bệnh bắt đầu từ mép cành lan dần vào bên trong. Vết bệnh dạng gần tròn hay bất định. Khi nấm tấn công vào cành làm cho cành thối mềm có màu vàng sáng, sau 1 thời gian ngắn chuyển sang màu nâu, vết thối từ phần ngoài vào trong.

- Trên hoa, nấm tạo thành những đốm đen nhỏ làm hoa bị thâm đen và rụng.

- Trên trái, vết bệnh là những đốm tròn hoặc gần tròn, có tâm màu nâu đỏ, lõm xuống, xung quanh có những vòng đồng tâm nâu sậm, sau đó phát triển nhanh thành những mãng thối lõm vào vỏ.

2. Bệnh thối cành

Tác nhân: Bệnh do nấm Alternaria sp. gây ra. Bệnh thường phát sinh vào mùa nắng và đầu mùa mưa.

Triệu chứng:

 - Có thể gọi đó là bệnh thối ngọn hoặc thối đầu cành. Ngọn cành thanh long bị bệnh chuyển màu vàng nâu, mềm ra, sau đó bị thối. Vết thối thường bắt đầu từ ngọn xuống.

 - Cây bị bệnh phát triển chậm, số cành giảm hẳn.

3. Bệnh đốm nâu

Tác nhân: Bệnh đốm nâu do nấm Gleosporium agaves gây ra. Bệnh xuất hiện quanh năm, gây hại nghiêm trọng vào mùa mưa.

Triệu chứng:

- Bệnh đốm nâu trên thân và cành tạo thành những đốm tròn như mắt cua,màu nâu. Vết bệnh rải rác hoặc tập trung tạo thành những vết dọc theo thân cành.

- Bệnh có thể làm thân cành phát triển kém, hoa và trái non bị rụng.

4. Nám cành

Tác nhân: do nắng nóng làm phỏng mô cây. Sau đó, nấm  Macssonina agaves Syd hoặc nấm Sphaceloma sp. tấn công gây ra.

 - Bệnh nám cành thường xuất hiện trên cây thanh long vào mùa nắng, khi thời tiết thay đổi thất thường. Vườn chăm sóc kém, bón phân không cân đối hoặc vườn vừa thu hoạch, tỉ lệ bị bệnh thường cao hơn.

Triệu chứng:

-Biểu hiện ban đầu của bệnh là các cành trên cùng của đầu trụ chuyển sang màu vàng và chỉ phát sinh mạnh ở các cành phía Tây do nắng chiều nhiệt lượng cao.

-Sau đó, nấm tấn công vào những nơi đã bị vàng trước đó, tạo nên những đốm hoặc vết biến màu, trên đó mọc lên lớp nấm màu xám tro, nhám.

- Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh có thể làm thân cành phát triển kém, hoa và trái non bị rụng.

6. Bệnh thối nhũn

Tác nhân: Bệnh thối nhũn có tác nhân là vi khuẩn (Xanthomonas campestris), thường xuất hiện trên những cành đã thành thục.

Triệu chứng:

- Vết bệnh ban đầu thường ở phần mô mềm của nhánh đang từ màu xanh chuyển dần sang màu vàng, mọng nước (úng nước), thối rữa và có mùi hôi rất khó ngửi. Nếu không phun xịt thuốc kịp thời, lại gặp điều kiện thời tiết mưa, ẩm bệnh có thể hủy hoại hoàn toàn phần mô mềm của nhánh đó, sau đó phần mô mềm bị chết khô đi. Nếu bị nặng nhìn vườn thanh long thấy xơ xác và có thể không cho thu hoạch trái.

- Bệnh này đặc biệt lây lan rất nhanh vào mùa mưa hoặc ẩm độ cao.


7. Bệnh đốm trắng

Tác nhân: do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra. Bệnh chủ yếu xuất hiện và tấn công mạnh vào mùa mưa (tháng 5-11dl). Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển từ 30-350C và ẩm độ càng cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tấn công và lây lan nhanh.

Triệu chứng:

- Vết bệnh là những chấm trắng li ti nhỏ hơi lõm vào bề mặt bẹ hoặc trái.

- Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, các vết bệnh phát triển lan rộng ra, liên kết nhau thành từng mãng lớn làm sần sùi bề mặt cành hoặc gây thối từng mảng lớn.

8. Nấm bồ hóng (khói đèn)

Tác nhân: do nấm Capnodium sp. gây ra, gây hại vào mùa nắng. Do mùa nắng nụ và trái tiết mật nhiều, hoặc rệp sáp tiết mật và tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Triệu chứng:

Bồ hóng phát triển tạo thành một lớp mụi đen (khói đèn) trên cành làm cho cây giảm khả năng quang hợp. Bệnh thường xuất hiện trên các vườn ít chăm sóc. Bệnh tấn công trên vỏ quả làm mất màu ngay tại vị trí vết bệnh. Trong trường hợp nhiễm bệnh nặng sẽ làm cho vỏ quả bị xù xì và làm giảm giá trị thương phẩm.

 

B.  SÂU HẠI

1. Ruồi đục trái

Tập quán gây hại:

- Ruồi thường thích đẻ trứng ở trái thanh long sắp chín.

- Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc thủng vỏ trái cây và đẻ trứng vào chỗ tiếp giáp giữa vỏ và thịt, trứng được đẻ thành từng chùm trong một lỗ khoét trên trái.

- Dòi non nở ra đục ăn thịt trái cây, tuổi càng lớn dòi càng đục sâu vào phía trong trái làm trái bị thúi và hư. Khi lớn đủ sức, dòi sẽ di chuyển xuống đất làm nhộng. Dòi làm nhộng dưới đất sâu khoảng 3-7 cm.

2. Kiến

Có 2 loại kiến gây hại trên thanh long: kiến lửa và kiến riện.

Tập quán gây hại:

- Kiến gây hại nghiêm trọng vào mùa mưa, tấn công hom giống mới trồng, cây có nhiều đọt non và giai đoạn hình thành nụ hoa. Quan trọng nhất là kiến cắn phá nụ hoa và tai trái non làm giảm sản lượng và giảm giá trị của trái thanh long.

3. Ngâu

Đặc điểm gây hại:

- Ngâu gây hại bằng cách đục phá cành non, cành già và cả nụ hoa, trái non làm ảnh hưởng đến sự đậu trái, các vết đục còn tạo điều kiện cho kiến xâm nhập và tấn công.

- Chúng còn gây hại cả giai đoạn trái chín.

- Thiệt hại cao nhất vào lúc cây thanh long sắp trổ hoa và lúc hoa còn nhỏ.

4. Bọ xít

Đặc điểm gây hại:

- Thường gây hại trên cây từ giai đoạn có nụ hoa đến khi hình thành trái.

- Bọ xít dùng vòi chích hút vào vỏ quả, tai quả gây vết thương tạo điều kiện cho nấm bệnh và vi khuẩn gây hại làm giảm phẩm chất, giảm giá trị thương phẩm không xuất khẩu được.

5. Bọ trĩ

Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô.

Đặc điểm gây hại:

- Bọ trĩ gây hại trên cành non, hoa và trái non.

- Trên cành non: Bọ trĩ hút chích nhựa làm cho cành bị biến dạng, mất đi cấu trúc bình thường của cành. Làm ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, nuôi trái.

- Trên hoa: Bọ trĩ chích hút nhựa làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái hoặc làm giảm giá trị thương phẩm trái sau này.

- Trên trái non: Bọ trĩ thường tập trung chích hút ở dưới chân tai và xung quanh tai trái nên về sau tạo vết sần sùi dưới chân tai và xung quanh tai trái thanh long nên làm giảm giá trị thương phẩm trái.

6. Rệp sáp

Rệp sáp có màu trắng, di chuyển nhờ cộng sinh với kiến.

Đặc điểm gây hại:

- Rệp chích hút nhựa ở tất cả các bộ phận của cây: cành non, nụ hoa, trái.

- Trên cành non: Rệp chích hút nhựa làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

- Trên trái: Rệp chích hút nhựa làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái và giá trị thương phẩm của trái.

- Chất thải của rệp tạo điền kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm đen vỏ quả, mặt lá gây trở ngại khả năng quang hợp của cây.

- Vào cuối mùa mưa chuyển sang mùa khô, rệp sáp phát triển tăng dần mật độ chích hút làm cho cây còi cọc, suy nhược.

- Rệp còn chui xuống đất bám vào hút dịch ở gốc thân, cổ rễ. Khi rệp phá hại rễ, các loài tuyến trùng, nấm bệnh cũng theo các vết thƣơng xâm nhập gây tác hại trầm trọng hơn. Khi rễ bị hại nặng cây rất cằn cỗi, lá vàng rồi héo dần và chết do bộ rễ bị phá hủy không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây.

TƯ VẤN - HỎI ĐÁP

Cay ho tieu
Tư vấn hỏi đáp - 03/07/2016 11:16 AM
Cho hỏi CanxiBo xịt vào thời điểm tiêu ra bông 2-3cm có đc ko
Bà chủ vườn lận đận với cà chua 1kg mỗi trái
Tư vấn hỏi đáp - 29/08/2014 10:56 AM
Dùng chế phẩm biến bèo tây thành phân hữu cơ
Tư vấn hỏi đáp - 29/08/2014 10:23 AM
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Quy trình vận chuyển, bảo quản trái cây từ vườn đến tay người tiêu dùng như thế nào?
Wednesday, 03/08/2022
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, Việt Nam có nguồn trái cây phong...
Những Loại Côn Trùng Dịch Hại Trong Trồng Trọt Xuất Hiện Vào Mùa Nào Phổ Biến ?
Sunday, 31/07/2022
Nói về côn trùng gây hại đến cây trồng thì chúng rất đa dạng và có thể xuất...
Gợi ý những máy phun thuốc trừ sâu phổ biến nhất hiện nay
Sunday, 31/07/2022
Nếu bạn chưa biết về những máy phun thuốc trừ sâu phổ biến nhất hiện nay thì...
Mùa nắng và mùa mưa ảnh hưởng đến cách lúa làm bông như thế nào ?
Saturday, 30/07/2022
Những biến đổi trong khí hậu, môi trường, thời tiết… đã khiến cho sâu bệnh...
Các Loại Giống Cây Cao Su Phổ Biến Ở Việt Nam
Thursday, 30/06/2022
Ngày nay, lựa chọn giống cao su cho ra năng suất cao luôn là ưu tiên hàng đầu. Cây...
Xu hướng mới của ngành nông nghiệp lúa gạo Việt Nam
Saturday, 25/06/2022
Lúa gạo Việt Nam là sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chính mang lại nguồn ngoại...
Vì sao gạo ST25 xứng đáng là gạo ngon nhất thế giới?
Saturday, 25/06/2022
Bạn đang tìm hiểu về loại gạo ngon nhất hiện nay? Hãy cùng Phân Bón Tứ Quý đi...
Dinh dưỡng cần thiết trong quá trình sinh trưởng của cây cà phê
Saturday, 25/06/2022
Cà phê là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở khu vực phía Nam nước ta....
Dinh dưỡng cho cây sầu riêng trong quá trình sinh trưởng và phát triển
Friday, 24/06/2022
Sầu riêng là loại cây nhiệt đới được trồng nhiều ở phía Nam nước ta. Để...
Cây Vú sữa? Giá trị dinh dưỡng của vú sữa
Friday, 24/06/2022
Vú sữa là một trong những loại cây được trồng phổ biến ở nước ta. Quả vú...
Xu hướng mới của nông nghiệp áp dụng công nghệ cao của Việt Nam
Friday, 03/06/2022
Áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên...
Tìm hiểu về thị trường phân bón Việt Nam
Wednesday, 01/06/2022
Tìm hiểu về thị trường phân bón Việt Nam Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón...
VIDEO CLIP