Hỗ trợ trực tuyến

  • Chăm sóc khách hàng Hỗ trợ trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến qua skype
    Điện thoại: 0983513517
  • Hướng dẫn kỹ thuật Hỗ trợ trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến qua skype
    Điện thoại: 0939435057
  • Email: phanbonlatuquy@gmail.com
Chi tiết bài viết

NHẬN BIẾT NGỘ ĐỘC PHÈN VÀ NGỘ ĐỘC HỮU CƠ TRÊN LÚA GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

 

Dinh dưỡng là nhân tố rất cần thiết trong đời sống cây lúa, nếu thiếu hoặc thừa một chất nào đó sẽ đưa đến tình trạng mất cân đối dinh dưỡng và rối loạn sinh lý của cây, làm cây phát triển không bình thường, được gọi là bệnh sinh lý. Ngoài các triệu chứng thiếu dinh dưỡng quan trọng là N, P, K vẫn thường thấy lúa bị ngộ độc do phèn và chất hữu cơ. Làm cho cây không hấp thu được dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng bệnh sinh lý. Tuy nhiên, cần phân biệt được giữa ngộ độc phèn và ngộ độc hữu cơ để có cách xử lý thích hợp.

Ngộ độc phèn: Nguyên nhân thường do ruộng thiếu nước nên bị tầng sinh phèn trong đất phát tán phèn, hiện tượng này nông dân gọi là “xì phèn”. Thường xuất hiện vào đầu và cuối mùa mưa. Ngộ độc phèn là triệu chứng kết hợp giữa sự độc do sắt (Fe2+) và nhôm (Al3+), sự thiếu lân và pH thấp gây nên. Triệu chứng trên lúa là cây lúa bị lụi dần, rễ quăn queo có màu vàng nâu và không thấy có rễ mới, vuốt rễ thấy nhám.

Khi cây lúa bị ngộ độc phèn sắt (còn gọi là phèn nóng), triệu chứng thường thấy là cây lúa có màu hơi vàng, trên lá già xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu, lan dần từ chóp lá trở xuống, dần dần cả lá trở màu nâu, bầm tím, vàng hoặc cam. Trường hợp bị nhiễm độc sắt nặng, tất cả các lá trở nên nâu và những lá già bị rụi sớm. Cây lúa lùn lại và kém nở bụi. Nếu nhỗ bụi lúa lên kiểm tra sẽ thấy rễ thưa, ngắn, có màu nâu đậm và quăn queo,

Phèn nhôm (còn gọi là phèn lạnh) ở nồng độ cao gây ngộ độc cho cây lúa, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Ngộ độc nhôm trên lúa thường xuất hiện các biểu hiện ở những lá già trước. Đặc trưng biểu hiện là những vệt vàng lục hoặc màu trắng lục trên các gân lá. Cây lúa còi cọc. Rễ phát triển chậm và biến dạng. Phèn nhôm gây độc phổ biến trong đất phèn.

Ngộ độc hữu cơ (hay còn gọi là nghẹt rễ) chủ yếu do nồng độ các acid hữu cơ sản sinh trong quá trình phân giải xác bã thực vật trong điều kiện yếm khí. Khi nồng độ các acid hữu cơ tăng cao trong đất sẽ gây độc cho rễ lúa, cản trở sự hấp thu dinh dưỡng của bộ rễ làm rễ bị thối đen, cây lúa không phát triển và có thể chết. Việc cày vùi rơm rạ mùa trước rồi gieo sạ ngay như thường làm ở vùng lúa 3 vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long đã làm cho hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ này trở nên rất phổ biến trong vụ lúa Hè Thu và Thu Đông. Ở những ruộng ngập nước thường xuyên, thành phần cơ giới đất nặng, không được cài ải phơi đất cũng tạo điều kiện thuận lợi cho tăng sinh acid hữu cơ gây ngộ độc.

Triệu chứng: Khi cây lúa vừa mới bị ngộ độc, chóp lá lúa chuyển từ màu xanh sang vàng đỏ, lan dần từ trên xuống dưới, sau đó lá khô dần và có hiện tượng dựng đứng lá. Khi bệnh chuyển biến nặng, diện tích lá bị vàng đỏ lan dần đến giữa lá, cây lúa ít đẻ nhánh hoặc ngừng sinh trưởng. Nhổ lên thấy bộ rễ thối đen, có mùi tanh hôi, không thấy rễ mới.

 

 

Ngộ độc phèn

Ngộ độc hữu cơ

Phèn sắt

Phèn nhôm

Nguyên nhân

Do “xì phèn”, pH thấp, thiếu Lân

Do rơm rạ chưa phân hủy ở vụ trước bị ngập nước sinh ra acid hữu cơ

Màu hơi vàng, có đốm nhỏ màu nâu ở lá già

Vàng lục đến trắng lục trên gân lá

Lá lúa màu vàng đỏ, lá dựng đứng

Rễ

Rễ thưa ngắn, có màu nâu đậm và quăn queo

Phát triển chậm và biến dạng

Thối đen, có mùi tanh

Khả năng sinh trưởng

Cây lúa lùn lại, kém nở bụi

Cây lúa còi cọc

Ít đẻ nhánh, ngừng sinh trưởng

Điểm chung

Đều gây ảnh hưởng đến năng suất lúa do khả năng nở sinh trưởng và phát triển kém, không hấp thu được dinh dưỡng nuôi cây và nếu nặng có thể gây chết dẫn đến mất trắng.

          

Giải pháp khắc phục:

Khi thấy cây lúa có hiện tượng ngộ độc phèn hoặc ngộ độc hữu cơ, bà con cần ngưng bón phân Urea, DAP, NPK ngay, vì lúc này rễ lúa đã bị hư hại, khả năng hấp thu dinh dưỡng kém. Bón các loại phân trên không thể giúp cây lúa phục hồi mà còn làm tình trạng ngộ độc tồi tệ hơn. Để lúa phục hồi bà con nông dân cần:

Giải pháp hữu hiệu để làm giảm ngộ độc phèn là đào mương thoát phèn, rút cạn nước trong ruộng, nhất là ở chổ trũng càng nhanh càng tốt. Thay nước mới đến khi ruộng hết phèn. Bón vôi và lân (dạng nung chảy hoặc apatit), bổ sung Humic để hạ phèn, nâng pH đất, đồng thời kích thích rễ mới phát triển. Giữ mực nước thủy cấp ngang phía trên tầng sinh phèn trong đất trong mùa khô để hạn chế quá trình oxy hóa tầng sinh phèn (Pyrite) và mao dẫn độc chất lên tầng canh tác.

Đối với ngộ độc hữu cơ, bà con cần thay nước 2-3 lần, sục bùn để rửa giải aicd hữu cơ và giải phóng khí độc do vi sinh vật tạo ra trong quá trình phân giải rơm rạ. Bón thêm Lân và Kali và Humic cho cây lúa nhanh phục hồi, kích thích rễ mới phát triển. Trước khi gieo sạ vụ mới, cần đảm bảo thời gian đất nghỉ giữa 2 vụ ít nhất 3-4 tuần và phải được cày ải phơi đất để cho rơm rạ được phân hủy tốt. Trong trường hợp thời gian nghỉ giữa 2 vụ ngắn, bà con nên bổ sung chủng Trichoderma phân giải để rơm rạ nhanh phân hủy hơn. Với những vùng đất có pH thấp dưới 5, cần bón thêm Vôi và Lân cao hơn mức bình thường.

TƯ VẤN - HỎI ĐÁP

Cay ho tieu
Tư vấn hỏi đáp - 03/07/2016 11:16 AM
Cho hỏi CanxiBo xịt vào thời điểm tiêu ra bông 2-3cm có đc ko
Bà chủ vườn lận đận với cà chua 1kg mỗi trái
Tư vấn hỏi đáp - 29/08/2014 10:56 AM
Dùng chế phẩm biến bèo tây thành phân hữu cơ
Tư vấn hỏi đáp - 29/08/2014 10:23 AM
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Quy trình vận chuyển, bảo quản trái cây từ vườn đến tay người tiêu dùng như thế nào?
Wednesday, 03/08/2022
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, Việt Nam có nguồn trái cây phong...
Những Loại Côn Trùng Dịch Hại Trong Trồng Trọt Xuất Hiện Vào Mùa Nào Phổ Biến ?
Sunday, 31/07/2022
Nói về côn trùng gây hại đến cây trồng thì chúng rất đa dạng và có thể xuất...
Gợi ý những máy phun thuốc trừ sâu phổ biến nhất hiện nay
Sunday, 31/07/2022
Nếu bạn chưa biết về những máy phun thuốc trừ sâu phổ biến nhất hiện nay thì...
Mùa nắng và mùa mưa ảnh hưởng đến cách lúa làm bông như thế nào ?
Saturday, 30/07/2022
Những biến đổi trong khí hậu, môi trường, thời tiết… đã khiến cho sâu bệnh...
Các Loại Giống Cây Cao Su Phổ Biến Ở Việt Nam
Thursday, 30/06/2022
Ngày nay, lựa chọn giống cao su cho ra năng suất cao luôn là ưu tiên hàng đầu. Cây...
Xu hướng mới của ngành nông nghiệp lúa gạo Việt Nam
Saturday, 25/06/2022
Lúa gạo Việt Nam là sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chính mang lại nguồn ngoại...
Vì sao gạo ST25 xứng đáng là gạo ngon nhất thế giới?
Saturday, 25/06/2022
Bạn đang tìm hiểu về loại gạo ngon nhất hiện nay? Hãy cùng Phân Bón Tứ Quý đi...
Dinh dưỡng cần thiết trong quá trình sinh trưởng của cây cà phê
Saturday, 25/06/2022
Cà phê là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở khu vực phía Nam nước ta....
Dinh dưỡng cho cây sầu riêng trong quá trình sinh trưởng và phát triển
Friday, 24/06/2022
Sầu riêng là loại cây nhiệt đới được trồng nhiều ở phía Nam nước ta. Để...
Cây Vú sữa? Giá trị dinh dưỡng của vú sữa
Friday, 24/06/2022
Vú sữa là một trong những loại cây được trồng phổ biến ở nước ta. Quả vú...
Xu hướng mới của nông nghiệp áp dụng công nghệ cao của Việt Nam
Friday, 03/06/2022
Áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên...
Tìm hiểu về thị trường phân bón Việt Nam
Wednesday, 01/06/2022
Tìm hiểu về thị trường phân bón Việt Nam Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón...
VIDEO CLIP