Hỗ trợ trực tuyến

  • Chăm sóc khách hàng Hỗ trợ trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến qua skype
    Điện thoại: 0983513517
  • Hướng dẫn kỹ thuật Hỗ trợ trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến qua skype
    Điện thoại: 0939435057
  • Email: phanbonlatuquy@gmail.com
Chi tiết bài viết

QUẢN LÝ BỘ LÁ ĐÒNG VÀ HẠT Ở GIAI ĐOẠN LÀM ĐÒNG ĐỂ LÚA CÓ NÂNG SUẤT CAO

 

Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa, mỗi giai đoạn đóng một vai trò khác nhau nhưng đều liên quan mật thiết với nhau để tạo nên năng suất cho cả vụ. Năng suất lúa được cấu thành bởi 4 yếu tố quan trọng mang: Số bông, số hạt trên bông, tỉ lệ hạt chắc trên bông và trọng lượng hạt. Vì vậy, chăm sóc, quản lý tốt ở tất cả giai đoạn phát triển của cây lúa là điều hết sức quan trọng để nâng cao năng suất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bà con thêm kinh nghiệm để quản lý lúa ở giai đoạn làm đòng.

Ở cây lúa, hạt là cơ quan dự trữ dùng để tích lũy tinh bột, còn bộ lá đòng là cơ quan sản xuất tạo ra đường bột để đem tích trữ vào trong hạt. Do vậy, trong canh tác lúa phải làm sao cho kho dự trữ càng lớn càng tốt, nghĩa là bông lúa phải có nhiều hạt và hạt phải to và không bị sâu bệnh thì mới tích lũy được nhiều tinh bột, năng suất lúa mới cao; Còn nhà máy sản xuất tinh bột cũng phải đủ lớn và hoạt động hữu hiệu, nghĩa là bộ lá đòng phải to, dầy, mọc thẳng đứng, còn nguyên vẹn, có màu xanh bền đến khi thu hoạch thì mới tạo ra được nhiều tinh bột cho hạt lúa.

Muốn cho cây lúa đạt năng suất cao phải chú ý tạo điều kiện để hạt lúa và bộ lá đòng phát triển cân đối. Nếu chỉ chú ý đến việc tạo ra bông lúa nhiều hạt, hạt to trong khi bộ lá đòng không tốt sẽ không cung cấp đủ tinh bột cho hạt, lúc đó hạt lúa lép, lửng nhiều hơn. Ngược lại, nếu chỉ chú ý tạo ra bộ lá đòng to, khỏe nhưng bông lúa có ít hạt, hạt nhỏ thì không tích lũy được hết tinh bột cũng cho năng suất thấp. Như vậy, trong giai đoạn lúa làm đòng, cần phải quản lý tốt hai cơ quan này như sau:

1.Tạo bông lúa nhiều hạt, hạt to

Để có bông lúa nhiều hạt và hạt to cần phải bón phân đón đòng đúng lúc và đủ lượng. Thông thường nông dân dựa vào thời gian tính từ khi sạ (khoảng 40-50 ngày) để bón đón đòng. Điều này dựa trên đặc điểm sinh trưởng của cây lúa: thời gian từ tượng đòng đến trổ là 25 ngày, từ trổ đến chín cũng là 25 ngày; Như vậy, đối với lúa 90 ngày sẽ được tính 90-50 = 40. Tuy nhiên, cách bón đón đòng dựa vào thời gian là không chính xác, vì thời điểm tượng đòng thay đổi theo chu kỳ sinh trưởng của giống, thời tiết và kỹ thuật canh tác. Bón sớm, cây lúa tiếp tục nhảy chồi, chồi sẽ cạnh tranh dinh dưỡng ảnh hưởng đến bông; Còn bón trễ khi hạt trên bông đã hình thành rồi thì dù bón phân cũng không thể nào tăng thêm số hạt được nữa. Thường thì sau khi sạ được 36-38 ngày phải thăm ruộng thường xuyên, quan sát thấy chóp lá có hiện tượng “thắt eo”, nhổ cây lúa xé ra quan sát đỉnh sinh trưởng, khi thấy có “tim đèn” nhô lên chừng 1 mm là bón đón đòng được.

Hai loại dưỡng chất cần phải quan tâm bón đầy đủ trong giai đoạn này là đạm và kali, nhưng không được bón dư thừa đạm. Liều lượng đạm bón dựa bảng so màu lá. Nếu không có bảng so màu lá thì quan sát màu xanh của lá mà quyết định: (1) Khi lá có màu xanh đậm, không cần bón thêm phân đạm; (2) Khi lá có màu xanh vàng, có thể bón khoảng 2,5 kg urê /công 1.000 m2; (3) Khi lá có màu vàng xanh, có thể bón 5 kg urê/công 1.000 m2.

Đối với kali thì quan sát chóp lá và bìa lá của những lá già để bón: (1) Nếu chóp lá và bìa lá không bị cháy khô thì bón từ 3-5 kg phân muối ớt (KCl)/ công 1.000 m2; (2) Nếu chóp lá và bìa lá bị cháy khô thí bón 6-8 kg phân muối ớt (KCl)/ công 1.000 m2.

Ngoài ra giai đoạn này không được để lúa bị khô hạn (giữ nước trong ruộng từ 3-5 cm) hay nhiễm mặn. Nước đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa vào giai đoạn này. Thiếu nước sẽ làm số hạt trên bông bị giảm, gia tăng số lượng hạt lép và ảnh hưởng đến độ chín của hạt.

2.Tạo bộ lá đòng tốt và hoạt động hữu hiệu

Lúc cây lúa tượng đòng thì số lá còn lại chưa nở chỉ khoảng 4-5 lá, những lá này lần lượt nở trong giai đoạn làm đòng gọi là “bộ lá đòng”. Bộ lá đòng có vai trò quyết định trong việc tạo ra đường bột cho hạt lúa làm ra hạt gạo, do đó cần phải quản lý tốt bộ lá đòng nầy ở giai đoạn làm đòng như sau:

+ Thứ nhất, cần bón phân đón đòng đúng lượng như trình bày ở trên để có lá đòng to, dầy.

+ Thứ hai, quản lý, phòng trị kịp thời côn trùng và nấm bệnh tấn công phá hại bộ lá đòng để lá được nguyên vẹn.

+ Thứ ba, cung cấp Canxi, Silic cho cây để lá đòng được cứng chắc, đứng thẳng nhận được nhiều ánh nắng mặt trời, giúp cho hoạt động tạo đường bột của lá được hữu hiệu.

3. Quản lý côn trùng và nấm bệnh tấn công

Quản lý, phòng trừ sâu, bệnh hại tấn công ở bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa điều rất quan trọng. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn sẽ có những dịch hại và mức độ gây hại khác nhau. Việc nhận biết và xác định được những dịch hại này xuất hiện vào thời điểm nào sẽ giúp bà con phòng trừ hiệu quả hơn, năng suất lúa ít bị ảnh hưởng.

Đối với nấm bệnh hai lúa, không để cho bệnh đạo ôn, đốm vằn, cháy bìa lá, sọc trong do vi khuẩn hại lá bằng cách thăm ruộng thường xuyên, phòng trị kịp thời khi bệnh mới xuất hiện để bảo vệ màu xanh của lá. Nên chọn những loại thuốc có khả năng duy trì màu xanh của bộ lá đòng đến khi lúa chín. Ngoài ra, để cho hạt tích trữ tinh bột được hữu hiệu thì cần phòng trừ tốt bệnh lem lép hạt tấn công. Có rất nhiều loại nấm bệnh (ghi nhận có 11 loài nấm hiện diện được xác định là Fusarium spp., Helminthosporium sp., Curvularia sp., Diplodina sp., Trichoconis sp., Trichothecium sp., Nigrospora sp., Cercospora sp., Tilletia sp., Pyricularia sp. và Alternaria sp. Trong đó, Fusarium spp. là nấm hiện diện phổ biến) gây ra lem lép hạt, những bệnh này sẽ phát triển mạnh khi có ẩm độ cao. Lem lép hạt làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt khi thu hoạch, đồng thời cũng ảnh hưởng đến vụ sau. Do vậy, khi thấy có nhiều sương mù hay mưa đêm cần phải phun thuốc phòng ngừa vào giai đoạn trước trổ và sau trổ.

Giai đoạn đòng đến trổ có sự phát triển mạnh của côn trùng gây hại, chúng tấn công gây thiệt hại nặng nề đến năng suất. Mỗi vụ lúa, sâu cuốn lásâu đục thân sẽ xuất hiện 2 lứa, lứa thứ 2 xuất hiện mật độ cao ở thời kỳ lúa đứng cái làm đòng, trổ. Sâu cuốn lá gây hại trên lá đòng làm ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa, nhất là khi kèm theo nắng mưa xen kẽ. Sâu đục thân tấn công vào cuống bông, cắt đứt sự vận chuyển dinh dưỡng vào bông lúa, dẫn đến lúa không trổ hoặc nếu trổ, bông lúa sẽ bị lép hoàn toàn. Nhện gié cũng là dịch hại quan trọng ở thời kỳ này, chúng có thể gây thất thoát đến 60% năng suất. Nhện gié gây hại trên tất cả bộ phận từ bẹ lá, gân lá, bông lúa, vỏ trấu và gié lúa gây trổ nghẹn, lép đen. Giai đoạn làm đòng đến trổ có thêm dịch hai cần lưu ý là rầy nâu. Thời kỳ này chúng thường chích hút ở cuống đòng non và thân lúa. Rầy nâu chích hút nhựa cây lúa, đồng thời gây cản trở vận chuyển nước và dinh dưỡng nuôi đòng. Ngoài ra, sâu cắn giébọ trĩ cũng cần được chú ý.

 

TƯ VẤN - HỎI ĐÁP

Cay ho tieu
Tư vấn hỏi đáp - 03/07/2016 11:16 AM
Cho hỏi CanxiBo xịt vào thời điểm tiêu ra bông 2-3cm có đc ko
Bà chủ vườn lận đận với cà chua 1kg mỗi trái
Tư vấn hỏi đáp - 29/08/2014 10:56 AM
Dùng chế phẩm biến bèo tây thành phân hữu cơ
Tư vấn hỏi đáp - 29/08/2014 10:23 AM
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Quy trình vận chuyển, bảo quản trái cây từ vườn đến tay người tiêu dùng như thế nào?
Wednesday, 03/08/2022
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, Việt Nam có nguồn trái cây phong...
Những Loại Côn Trùng Dịch Hại Trong Trồng Trọt Xuất Hiện Vào Mùa Nào Phổ Biến ?
Sunday, 31/07/2022
Nói về côn trùng gây hại đến cây trồng thì chúng rất đa dạng và có thể xuất...
Gợi ý những máy phun thuốc trừ sâu phổ biến nhất hiện nay
Sunday, 31/07/2022
Nếu bạn chưa biết về những máy phun thuốc trừ sâu phổ biến nhất hiện nay thì...
Mùa nắng và mùa mưa ảnh hưởng đến cách lúa làm bông như thế nào ?
Saturday, 30/07/2022
Những biến đổi trong khí hậu, môi trường, thời tiết… đã khiến cho sâu bệnh...
Các Loại Giống Cây Cao Su Phổ Biến Ở Việt Nam
Thursday, 30/06/2022
Ngày nay, lựa chọn giống cao su cho ra năng suất cao luôn là ưu tiên hàng đầu. Cây...
Xu hướng mới của ngành nông nghiệp lúa gạo Việt Nam
Saturday, 25/06/2022
Lúa gạo Việt Nam là sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chính mang lại nguồn ngoại...
Vì sao gạo ST25 xứng đáng là gạo ngon nhất thế giới?
Saturday, 25/06/2022
Bạn đang tìm hiểu về loại gạo ngon nhất hiện nay? Hãy cùng Phân Bón Tứ Quý đi...
Dinh dưỡng cần thiết trong quá trình sinh trưởng của cây cà phê
Saturday, 25/06/2022
Cà phê là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở khu vực phía Nam nước ta....
Dinh dưỡng cho cây sầu riêng trong quá trình sinh trưởng và phát triển
Friday, 24/06/2022
Sầu riêng là loại cây nhiệt đới được trồng nhiều ở phía Nam nước ta. Để...
Cây Vú sữa? Giá trị dinh dưỡng của vú sữa
Friday, 24/06/2022
Vú sữa là một trong những loại cây được trồng phổ biến ở nước ta. Quả vú...
Xu hướng mới của nông nghiệp áp dụng công nghệ cao của Việt Nam
Friday, 03/06/2022
Áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên...
Tìm hiểu về thị trường phân bón Việt Nam
Wednesday, 01/06/2022
Tìm hiểu về thị trường phân bón Việt Nam Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón...
VIDEO CLIP