Hỗ trợ trực tuyến

  • Chăm sóc khách hàng Hỗ trợ trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến qua skype
    Điện thoại: 0983513517
  • Hướng dẫn kỹ thuật Hỗ trợ trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến qua skype
    Điện thoại: 0939435057
  • Email: phanbonlatuquy@gmail.com
Chi tiết bài viết

QUẢN LÝ CÂY LÚA KHỎE TỪ ĐẦU VỤ ĐÔNG XUÂN

 

Hàng năm, nước nổi về Đồng bằng sông Cửu Long mang lại lợi ích cho đồng ruộng và cho cả nông dân sống ở vùng này. Với những năm lũ về ít, đến chu kỳ vào mùa nước nổi thì lương nước về đồng ruộng không nhiều, đó là hiện tượng bất thường của thời tiết, đã gây ra 3 bất lợi và 1 nguy cơ cho vụ lúa Đông Xuân của nhà nông chúng ta: Ba bất lợi cho vụ lúa Đông Xuân đó là: Lượng phù sa theo dòng nước tràn về bồi đắp cho đồng ruộng ít nên nông dân phải sử dụng nhiều phân bón hơn; Những dịch hại trên đồng ruộng như cỏ dại, ốc bưu vàng, chuột và sâu bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, người nông phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn; Việc rửa độc chất phèn, mặn và độc chất hữu cơ bị hạn chế sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa và nông dân phải tốn chi phí cải tạo đất nhiều hơn; Và nguy cơ có thể xảy ra cho lúa vụ Đông Xuân là nguồn nước đổ về Đồng Bằng Sông Cửu Long ít, có thể sẽ gây ra thiếu nước tưới vào cuối vụ, đồng thời mặn có điều kiện để xâm nhập sớm và sâu vào nội đồng làm cho việc thiếu nước ngọt tưới cho lúa ở vùng ven biển trở nên trầm trọng hơn.

Tất cả những bất lợi trên đây sẽ làm đội giá thành sản xuất, làm tăng gánh nặng cho người trồng lúa. Để khắc phục phần nào những bất lợi cho vụ lúa Đông Xuân, nhà nông ta cần thiết phải tạo cho cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ để cây lúa đủ sức chống chịu lại với dịch hại và điều kiện bất lợi của môi trường, giữ vững năng suất và chất lượng của hạt lúa. Bốn việc cần phải làm như sau:

1. Không để dịch hại ảnh hưởng đến cây lúa ngay từ đầu vụ:

Diệt trừ cỏ dại: Diệt cỏ sớm ở giai đọan tiền nẩy mầm và phun dậm cỏ sót ở giai đoạn hậu nẩy mầm. Để diệt cỏ đạt hiệu cao cần phải chọn đúng thuốc (thuốc diệt cỏ tiền nẩy mầm, hậu nẩy mầm sớm hay hậu nẩy mầm), làm đất bằng phẳng, phun đúng thời điểm và pha đúng lượng theo hướng dẫn trên bao bì, mở bét phun mịn và phun thật đều, không phun lúc trời nắng gắt, khi phun đất phải đủ ẩm và vô nước ruộng sau khi phun 1-3 ngày để làm tăng hiệu lực của thuốc.

Diệt ốc bưu vàng bằng biện pháp tổng hợp: thu gom ốc và ổ trứng; đào rãnh thu gom ốc trong ruộng và xung quanh ruộng; dùng lưới chắn ốc ở những chỗ có đường nước chảy vào ruộng; thả vịt vào ruộng ăn ốc; ở ruộng có nhiều ốc thì phải tăng lượng giống gieo sạ lên từ 5-10% so với những ruộng bình thường khác để trừ hao hụt do ốc ăn mất sau này; giữ mực nước ruộng sâu khoảng 2-3 phân; và có thể dùng thuốc rải vào những chỗ có nhiều ốc.

Ngăn ngừa rầy nâu, bù lạch và bệnh lúa von: Xuống giống đồng loạt và đúng theo lịch thời vụ của địa phương để chủ động né rầy; ngâm hạt giống trong nước muối có nồng độ 15% (150 g muối pha trong 1 lít nước) để loại bỏ những hạt lúa lép, lửng mang mầm bệnh; trộn hột giống lúc ủ với những loại thuốc có khả năng phòng chống rầy nâu, bù lạch và bệnh lúa von ở giai đoạn đầu của cây lúa.

2. Tạo cơ địa cho cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ:

Chọn giống lúa có cơ địa khỏe: Đây là yếu tố quan trọng do đặc tính di truyền của giống quyết định. Do đó, ngoài việc chọn giống có năng suất cao và phẩm chất gạo tốt, nông dân cần phải chọn giống có tính kháng sâu, bệnh và chống chịu tốt với điều kiện môi trường như phèn, mặn hay hạn.

Hạt giống phải nẩy mầm tốt và khỏe mạnh: Không lấy lúa ở những ruộng bị sâu, bệnh đem làm giống; Ruộng lúa giống phải có đầy đủ dinh dưỡng; Tốt nhất nên sử dụng giống xác nhận; Cần kiểm tra độ nẩy mầm của hạt giống để tính lượng giống cần sạ trước khi ngâm ủ.

Cường lực cho cây lúa khỏe: Xử lý hột giống trong lúc ngâm ủ với những loại thuốc có khả năng giúp cho rễ lúa phát triển nhiều, mập mạnh, vươn dài để ăn sâu, hút được nhiều dưỡng chất làm cho cây khỏe, chống chịu tốt khi sâu, bệnh tấn công và chịu đựng được sự bất lợi của môi trường.

3. Tạo môi trường sống phù hợp cho cây lúa ngay đầu vụ:

Môi trường sống của lúa gồm thời tiết, nguồn nước tưới và đất canh tác. Thời tiết và nước tưới ở đầu vụ Đông Xuân thích hợp và thuận lợi nhất để cây lúa sinh trưởng và phát triển hơn so với những vụ mùa khác trong năm. Riêng đối với môi trường đất thì phèn, mặn trong đất ở đầu vụ Đông Xuân không phải là yếu tố bất lợi chính cho cây lúa, mà vấn đề ngộ độc hữu cơ mới là yếu tố bất lợi cần phải quan tâm đối với những vùng canh tác lúa liên vụ.

Rơm rạ, cỏ dại, lúa chét còn tươi chưa hoai mục khi chôn vùi chúng vào trong đất ngập nước, thiếu không khí sẽ bị vi sinh vật yếm khí phân hủy tạo ra nhiều acid hữu cơ và những độc chất khác. Những độc chất nầy ở nồng cao làm giảm khả năng hô hấp của rễ, sự hấp thu dưỡng chất kém và làm chết rễ. Do đó, cần có biện pháp để hạn chế ngộ độc hữu cơ cho cây lúa vào đầu vụ Đông Xuân theo nguyên tắc phòng ngừa, hóa giải độc chất và tăng cường sức chống chịu của cây lúa như sau: 1. Phòng ngừa ngộ độc hữu cơ: Di chuyển gốc rạ, cỏ dại, lúa chét ra khỏi ruộng, nếu muốn xuống giống sớm. Trong trường hợp trục vùi các vật liệu hữu cơ trên vào đất thì phải có thời gian để chúng phân hủy ít nhất 3 tuần; 2. Hóa giải độc chất hữu cơ: Sau khi sạ lúa được 2 tuần rút kiệt nước ruộng cho đến khi đất nứt chân chim rồi bơm nước mới vào và lặp lại như vậy khi cây lúa được 4 tuần; 3. Tăng cường sức chống chịu cho cây lúa bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng như can-xi, lân và silic.

4. Cung cấp đủ dinh dưỡng cho lúa ngay từ đầu vụ:

Dinh dưỡng cung cấp cho cây lúa trong giai đoạn đầu từ 2 nguồn thức ăn chính đó là từ bản thân hạt giống (phôi nhủ) và từ môi trường đất. Trong khoảng 10 hay 11 ngày đầu sau khi gieo, hạt lúa hút nước để thủy phân tinh bột, protein, chất béo, … thành những chất dinh dưỡng dễ tiêu cung cấp cho cây lúa non, đồng thời hạt giống cũng lấy không khí để thở tạo năng lượng cho các tiến trình biến dưỡng trong hạt. Chính vì vậy sau khi gieo, đất phải đủ ẩm và đủ không khí để cung cấp cho hạt giống và phải ngăn chận không cho vi sinh vật trong đất chia sẻ nguồn dinh dưỡng nầy với cây mạ non. Do đó, cần phải xử lý hạt giống với thuốc để bảo vệ toàn bộ nguồn dinh dưỡng nầy cho cây lúa non sử dụng.

Để cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ thì ngoài nguồn dinh dưỡng được cung cấp từ hạt gạo thì rễ cây lúa phải sớm lấy được nguồn dinh dưỡng từ đất. Do đó, cần phải bón lót vôi (loại vôi nung) với liều lượng từ 25-50 kg/công, và bón toàn bộ phân lân và một phần phân kali lúc làm đất.

TƯ VẤN - HỎI ĐÁP

Cay ho tieu
Tư vấn hỏi đáp - 03/07/2016 11:16 AM
Cho hỏi CanxiBo xịt vào thời điểm tiêu ra bông 2-3cm có đc ko
Bà chủ vườn lận đận với cà chua 1kg mỗi trái
Tư vấn hỏi đáp - 29/08/2014 10:56 AM
Dùng chế phẩm biến bèo tây thành phân hữu cơ
Tư vấn hỏi đáp - 29/08/2014 10:23 AM
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Quy trình vận chuyển, bảo quản trái cây từ vườn đến tay người tiêu dùng như thế nào?
Wednesday, 03/08/2022
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, Việt Nam có nguồn trái cây phong...
Những Loại Côn Trùng Dịch Hại Trong Trồng Trọt Xuất Hiện Vào Mùa Nào Phổ Biến ?
Sunday, 31/07/2022
Nói về côn trùng gây hại đến cây trồng thì chúng rất đa dạng và có thể xuất...
Gợi ý những máy phun thuốc trừ sâu phổ biến nhất hiện nay
Sunday, 31/07/2022
Nếu bạn chưa biết về những máy phun thuốc trừ sâu phổ biến nhất hiện nay thì...
Mùa nắng và mùa mưa ảnh hưởng đến cách lúa làm bông như thế nào ?
Saturday, 30/07/2022
Những biến đổi trong khí hậu, môi trường, thời tiết… đã khiến cho sâu bệnh...
Các Loại Giống Cây Cao Su Phổ Biến Ở Việt Nam
Thursday, 30/06/2022
Ngày nay, lựa chọn giống cao su cho ra năng suất cao luôn là ưu tiên hàng đầu. Cây...
Xu hướng mới của ngành nông nghiệp lúa gạo Việt Nam
Saturday, 25/06/2022
Lúa gạo Việt Nam là sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chính mang lại nguồn ngoại...
Vì sao gạo ST25 xứng đáng là gạo ngon nhất thế giới?
Saturday, 25/06/2022
Bạn đang tìm hiểu về loại gạo ngon nhất hiện nay? Hãy cùng Phân Bón Tứ Quý đi...
Dinh dưỡng cần thiết trong quá trình sinh trưởng của cây cà phê
Saturday, 25/06/2022
Cà phê là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở khu vực phía Nam nước ta....
Dinh dưỡng cho cây sầu riêng trong quá trình sinh trưởng và phát triển
Friday, 24/06/2022
Sầu riêng là loại cây nhiệt đới được trồng nhiều ở phía Nam nước ta. Để...
Cây Vú sữa? Giá trị dinh dưỡng của vú sữa
Friday, 24/06/2022
Vú sữa là một trong những loại cây được trồng phổ biến ở nước ta. Quả vú...
Xu hướng mới của nông nghiệp áp dụng công nghệ cao của Việt Nam
Friday, 03/06/2022
Áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên...
Tìm hiểu về thị trường phân bón Việt Nam
Wednesday, 01/06/2022
Tìm hiểu về thị trường phân bón Việt Nam Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón...
VIDEO CLIP