Hỗ trợ trực tuyến

  • Chăm sóc khách hàng Hỗ trợ trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến qua skype
    Điện thoại: 0983513517
  • Hướng dẫn kỹ thuật Hỗ trợ trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến qua skype
    Điện thoại: 0939435057
  • Email: phanbonlatuquy@gmail.com
Chi tiết bài viết

VAI TRÒ CỦA MAGIE VÀ KẼM ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

 

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây cần đươc cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, nếu thiếu một trong số chúng thì cây không thể hoàn thành chu kỳ sống. Tùy theo nhu cầu của cây được chia thành đa lượng (Đạm, Lân, Kali), trung lượng (Lưu huỳnh, Canxi, Magie) và vi lượng (Kẽm, Sắt, Đồng, Bo…). Trong bài viết hôm nay, chúng tôi cùng quý bà con tìm hiểu về nguyên tố Magie (Mg) và nguyên tố Kẽm (Zn) trong đời sống của cây.

1.Nguyên tố Magie (Mg)

Nguyên tố Magie được xếp vào nhóm nguyên tố khoáng trung lượng. Sự hấp thụ Mg có thể bị giảm bởi Canxi, Kali, NH4+, Mangan, thiếu Mg do sự cạnh tranh này là phổ biến. Nhiệm vụ chính của Mg là tổng hợp diệp lục tố, bởi Mg là nguyên tử trung tâm của phân tử diệp lục tố. Diệp lục tố là nơi hấp thu ánh sáng để thực hiện chức năng quang hợp của cây. Khi Mg được cung cấp ở mức tối hảo cho cây, khoảng 10-20% Mg ở lá nằm ở lục lạp. Tiếp theo, Mg kiểm soát pH của tế bào. Lục lạp và tế bào chất yêu cầu yêu cầu nồng độ cao Mg2+ và K+ để duy trì pH cao khoảng 6.5-7.5, pH ảnh hưởng đến cấu trúc của protein, hoạt tính của enzyme. Mg còn cần thiết để trung hòa acid của tế bào. Thứ ba, Mg cần thiết cho sự tổng hợp protein. Khi thiếu Mg sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến kích cỡ, cấu trúc và chức năng của lục lạp do các protein không được tổng hợp. Vì vậy, hàm lượng diệp lục tố thấp ở lá do thiếu Mg là do sự ức chế tổng hợp protein hơn là do thiếu Mg cho sự tổng hợp diệp lục tố. Thứ tư, Mg kích hoạt enzyme hoạt động. Có rất nhiều phản ứng của enzyme cần Mg hoặc được thúc đẩy bởi Mg. Các enzyme này rất quan trọng trong quá trình hô hấp và trao đổi chất của cây.

Nhu cầu Mg cho sự sinh trưởng tối hảo của cây trung bình khoảng 0.5% trọng lượng chất khô của các bộ phận sinh dưỡng. Hiện tượng vàng ở lá nở rộng hoàn toàn là một triệu chứng có thể thấy rõ nhất do thiếu Mg. Thiếu Mg còn làm cây èo uột, dễ bị sâu bệnh tấn công và khó nở hoa. Thiếu Mg làm hàm lượng tinh bột dự trữ trong cây lấy củ và trọng lượng hạt ở cây ngũ cốc bị giảm.

Các nghiên cứu cho thấy, khi cung cấp đầy đủ hàm lượng Mg sẽ cải tiến chất lượng dinh dưỡng của cây. Khi Mg được cung cấp vượt mức nhu cầu của cây, chúng sẽ được dự trữ ở không bào, do đó hầu như rất ít hiện tượng gây độc cho cây khi thừa Mg. Ở người, chế độ ăn uống thiếu Mg gây ra nhiều hội chứng bệnh nghiêm trọng, nên có thể bổ sung Mg cho người thông qua các sản phẩm của cây trồng.

2. Nguyên tố Kẽm

Nguyên tố kẽm được xếp vào nhóm nguyên tố khoáng vi lượng. Kẽm hoạt động như là thành phần của enzyme hoặc hoạt hóa các enzyme. Kẽm có vai trò trong dinh dưỡng cây trồng như là việc ảnh hưởng đến sự tổng hợp sinh học IAA; là thành phần thiết yếu của 4 enzyme Alcohol dehydrogenase, Carbonic andhyrase, Superoxide dismutase, RNA polymerase. Kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp (tích lũy tinh bột) và tổng hợp protein. Đặc biệt, kẽm còn giúp cho việc tăng cường khả năng sử dụng đạm và lân trong cây.

Thiếu kẽm có thể làm giảm năng suất tới 50% mà có thể không biểu hiện triệu chứng gì. Theo nhiều nghiên cứu, khi thiếu kẽm làm giảm hàm lượng tinh bột và hoạt tính của enzyme tổng hợp tinh bột, đồng thời cơ quan dự trữ tinh bột (quả, củ) bị hư hại không thể tích lũy tinh bột. Trong trường hợp cây thiếu kẽm nặng, triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng sẽ xuất hiện chủ yếu ở các lá trưởng thành hoàn toàn. Thiếu kẽm gây nên tình trạng biến dạng lá, lá nhỏ, cây sinh trưởng còi cọc. Trên cây bắp nếu thiếu kẽm thí lá sẽ có từ một sọc vàng nhạt đến một dải các mô màu trắng hoặc vàng với các sọc đỏ tía giữa gân và mép lá, xảy ra chủ yếu ở phần dưới của lá. Trên cây lúa, sau khi cấy 15 - 20 ngày, xuất hiện các đốm nhỏ rải rác màu vàng nhạt xuất hiện trên các lá già, sau đó phát triển rộng ra, hợp lại và trở thành màu xẫm, sau đó lá trở thành màu đỏ và bị khô đi trong vòng 1 tháng. Đối với nhóm cây có múi, trêm cam, chanh xuất hiện lá úa vàng không đều giữa các gân lá, các lá non trở nên ngắn và hẹp, sự hình thành nụ quả sẽ giảm mạnh, các loại cây có cành thì bị khô đầu cành và chết. Thiếu kẽm còn làm cho giảm năng suất do kẽm có vai trò đặc biệt trong thụ phấn.

Đối với đất có pH > 6 mới có thể thiếu kẽm, đặc biệt ở đất bón nhiều vôi. Bón vôi quá liều lượng có thể gây thiếu kẽm. Giữa lân và kẽm có thể xảy ra đối kháng khi ta bón lân quá nhiều cũng gây tình trạng thiếu kẽm do cây hút kẽm không được. Kẽm thường tập trung nhiều ở lớp đất mặt giàu mùn. Nếu lớp đất mặt bị rửa trôi hoặc bị lấy đi thì cây trồng cũng dễ bị tình trạng thiếu kẽm. Mức độ mẫn cảm do thiếu kẽm của các cây trồng cũng thay đổi tuỳ theo nhóm cây:

- Nhóm cây mẫn cảm với thiếu kẽm như cam quýt, cây ăn quả lâu năm, nho, đậu côve, đậu nành, bắp, hành.

- Nhóm cây mẫn cảm trung bình với thiếu kẽm: bông vải, khoai tây, cà chua, cao lương, củ cải, lúa

- Nhóm cây ít mẫn cảm với thiếu kẽm: các loại cây ngũ cốc hạt nhỏ, cà rốt, măng tây, bạc hà lấy tinh dầu.

Khi cây thiếu kẽm, người ta bổ sung kẽm dạng muối vô cơ như ZnSO4 trong các loại phân bón lá. Cây trồng có thể hấp thu nhanh chóng và khắc phục tình trạng này ngay sau khi được cung cấp Kẽm cho cây.

Khi cung cấp quá liều kẽm cho cây trồng, lại gây nên tình trạng ngộ độc kẽm. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi ngộ độc kẽm là rễ kém phát triển do bị ức chế vươn dài rễ, lá non bị vàng. Để khắc phục tình trạng này, gia tăng pH bằng cách bón vôi là hiệu quả nhất để giảm hàm lượng kẽm và ngộ độc kẽm trong cây, do Canxi có tác dụng ức chế sự hấp thu và tính hoạt động của kẽm ở cây trồng. 

 3. Bổ sung Magie và Kẽm thông qua sản phẩm phân bón lá Magie-Kẽm của Phân bón Tứ Quý

Mg và Kẽm dễ bị các nguyên tố khác cạnh tranh và ức chế khi cây hấp thu từ đất, nên cung cấp chúng qua lá sẽ hạn chế  được tình trạng này. Sản phẩm Magie-Kẽm là sản phẩm chất lượng, đã và đang được các nhà vườn tin dùng. Ngoài thành phần chính Magie và kẽm, sản phẩm còn được bổ sung thêm các nguyên tố khoáng vi lượng khác nhằm giúp cây phục hồi sau thu hoạch, tốt nhanh, lá xanh tươi, chồi phát triển mạnh, nãy nhiều lộc; Cung cấp dinh dưỡng giúp quá trình ra hoa, đậu trái của cây đạt tỷ lệ cao, hạn chế rụng; Giúp trái sáng bóng, đẹp trái, trái to nặng và ngọt; Tăng năng suất và phẩm chất nông sản.

Liều lượng sử dụng: pha 500 gram cho phuy 200 lít, có thể pha chung với thuốc BVTV khác. Cách phun như sau:

⮚ Đối với Lúa, Bắp, Đậu, Khoai: Tưới 2-4 lần trong quá trình sinh trưởng.

⮚ Rau ăn lá các loại: 2-4 lần bắt đầu từ 10 ngày sau khi trồng và đến khi đậu trái.

⮚ Rau ăn trái ( cà chua, dưa leo , bầu , bí, ớt...) : 2-4 lần bắt đầu từ 10 ngày sau khi trồng và đến khi đậu trái.

⮚ Cây có múi ( cam, quýt, chanh, bưởi...)  3-4 lần giai đoạn nuôi trái và sau khi thu hoạch.

⮚ Cây ăn trái khác ( nhãn, xoài, vải, sầu riêng, thanh long, Mãng cầu, Nho, Ổi, Táo, Mít...) : 5-7 lần giai đoạn nuôi trái và sau thu hoạch.

⮚ Cà phê , Tiêu, Chè, Ca Cao : 5-7 lần sau thu hoạch đến khi đậu trái, cách nhau 15 ngày/lần

TƯ VẤN - HỎI ĐÁP

Cay ho tieu
Tư vấn hỏi đáp - 03/07/2016 11:16 AM
Cho hỏi CanxiBo xịt vào thời điểm tiêu ra bông 2-3cm có đc ko
Bà chủ vườn lận đận với cà chua 1kg mỗi trái
Tư vấn hỏi đáp - 29/08/2014 10:56 AM
Dùng chế phẩm biến bèo tây thành phân hữu cơ
Tư vấn hỏi đáp - 29/08/2014 10:23 AM
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Quy trình vận chuyển, bảo quản trái cây từ vườn đến tay người tiêu dùng như thế nào?
Wednesday, 03/08/2022
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, Việt Nam có nguồn trái cây phong...
Những Loại Côn Trùng Dịch Hại Trong Trồng Trọt Xuất Hiện Vào Mùa Nào Phổ Biến ?
Sunday, 31/07/2022
Nói về côn trùng gây hại đến cây trồng thì chúng rất đa dạng và có thể xuất...
Gợi ý những máy phun thuốc trừ sâu phổ biến nhất hiện nay
Sunday, 31/07/2022
Nếu bạn chưa biết về những máy phun thuốc trừ sâu phổ biến nhất hiện nay thì...
Mùa nắng và mùa mưa ảnh hưởng đến cách lúa làm bông như thế nào ?
Saturday, 30/07/2022
Những biến đổi trong khí hậu, môi trường, thời tiết… đã khiến cho sâu bệnh...
Các Loại Giống Cây Cao Su Phổ Biến Ở Việt Nam
Thursday, 30/06/2022
Ngày nay, lựa chọn giống cao su cho ra năng suất cao luôn là ưu tiên hàng đầu. Cây...
Xu hướng mới của ngành nông nghiệp lúa gạo Việt Nam
Saturday, 25/06/2022
Lúa gạo Việt Nam là sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chính mang lại nguồn ngoại...
Vì sao gạo ST25 xứng đáng là gạo ngon nhất thế giới?
Saturday, 25/06/2022
Bạn đang tìm hiểu về loại gạo ngon nhất hiện nay? Hãy cùng Phân Bón Tứ Quý đi...
Dinh dưỡng cần thiết trong quá trình sinh trưởng của cây cà phê
Saturday, 25/06/2022
Cà phê là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở khu vực phía Nam nước ta....
Dinh dưỡng cho cây sầu riêng trong quá trình sinh trưởng và phát triển
Friday, 24/06/2022
Sầu riêng là loại cây nhiệt đới được trồng nhiều ở phía Nam nước ta. Để...
Cây Vú sữa? Giá trị dinh dưỡng của vú sữa
Friday, 24/06/2022
Vú sữa là một trong những loại cây được trồng phổ biến ở nước ta. Quả vú...
Xu hướng mới của nông nghiệp áp dụng công nghệ cao của Việt Nam
Friday, 03/06/2022
Áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên...
Tìm hiểu về thị trường phân bón Việt Nam
Wednesday, 01/06/2022
Tìm hiểu về thị trường phân bón Việt Nam Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón...
VIDEO CLIP