Hỗ trợ trực tuyến

  • Chăm sóc khách hàng Hỗ trợ trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến qua skype
    Điện thoại: 0983513517
  • Hướng dẫn kỹ thuật Hỗ trợ trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến qua skype
    Điện thoại: 0939435057
  • Email: phanbonlatuquy@gmail.com
Chi tiết bài viết

Dinh dưỡng cho cây sầu riêng trong quá trình sinh trưởng và phát triển

Dinh dưỡng cho cây sầu riêng trong quá trình sinh trưởng và phát triển

Sầu riêng là loại cây nhiệt đới được trồng nhiều ở phía Nam nước ta. Để cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt cần rất nhiều yếu tố. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp kiến thức về dinh dưỡng cho cây sầu riêng cho các bạn tham khảo nhé!

 

cây sầu riêng

 

Loại đất trồng đối với cây sầu riêng

Một số loại đất phù hợp với sầu riêng

Các loại đất phù hợp để trồng cây sầu riêng đó là: đất thịt pha cát, thịt pha sét, đất phù sa, đất đỏ bazan, đất xám ở các tỉnh Đông Nam Bộ. Các loại đất đai này đều có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt và giàu dưỡng chất. Đặc biệt độ pH 5 – 6,5 tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của cây sầu riêng.
Đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu rất thích hợp để trồng sầu riêng. Tuy nhiên, bà con nên bồi đất, đắp ụ nếu đất thấp để tránh việc ngập úng và đảm bảo khô hạn vào thời gian cây ra hoa kết quả.
Ngoài ra, sầu riêng còn có thể phát triển tốt ở các vùng núi cao trên 800m như ở Bảo Lộc và Di Linh (Lâm Đồng). Ở đây nhiệt độ không quá nóng không quá lạnh, lượng mưa lớn nhưng vẫn có 2-3 tháng mùa khô. Mùa thu hoạch ở đây có thể chậm hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long từ 1 đến 2 tháng. Điều đó là yếu tố quan trọng để không bị hạn chế đầu ra cho cây trong vườn.

 

cây sầu riêng

 

Một số loại đất không phù hợp trồng sầu riêng

Đất cát là loại đất không thích hợp với sầu riêng vì đặc tính thoát nước nhanh, trong khi sầu riêng cần được giữ ẩm vào thời kỳ cây con. Ngoài ra, loại đất này thiếu hụt dinh dưỡng khó đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho quả. Bà con phải tốn một lượng lớn phân bón để cải tạo đất trong khi sản lượng của sầu riêng vẫn thấp.
Đất sét nặng cũng là một trong những loại đất khó có thể trồng được sầu riêng. Do đặc tính loại đất này nén chặt trong cấu trúc đất, thoát nước kém, nên rễ sầu riêng dễ bị thối khi ngập úng.

Dinh dưỡng cho sầu riêng theo từng giai đoạn

Sầu riêng sinh trưởng tốt phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố không chỉ cần đất trồng phù hợp. Cây sầu riêng còn dựa vào điều kiện thời tiết thuận lợi, bón phân vào những thời kỳ quan trọng để giúp cây có thể tăng trưởng và phát triển tốt nhất. Từ đó, mang lại năng suất lớn, hiệu quả kinh tế cao. Nếu cây gầy guộc, sức khỏe yếu, lá vàng, kém phát triển dẫn tới năng suất thấp.

 

cây sầu riêng

 

Chuẩn bị đất trồng

Khi cây nảy mầm sau đó chuyển cây con từ bầu đất xuống vườn trồng. Do cây non nên khả năng hấp thụ và tìm kiếm chất dinh dưỡng của rễ còn hạn chế. Vì vậy, bà con nên chuẩn bị đất trồng cơ bản như sau:

  • Đầu tiên cần bón vôi để khử trùng mầm bệnh trong đất và tạo độ pH thích hợp cho cây sầu riêng sinh trưởng tốt.
  • Trước khi trồng khoảng 15-30 ngày, bà con dùng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 5-7 kg trộn với đất và lấp lại để có sẵn dinh dưỡng cây con có thể sử dụng.
  • Để phòng trừ nấm bệnh, trước khi bón phân hữu cơ 10-20 ngày, bà con nên dùng thêm vôi và các thuốc diệt nấm,....tưới lên khu vực đất trồng.
  • Lưu ý bà con không nên sử dụng bón phân hữu cơ và vôi cùng một thời điểm. Vì vôi sẽ làm giảm tác dụng của phân hữu cơ và vi lượng có lợi cho cây sầu riêng.

 

cây sầu riêng

 

Cây non

Trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm, bà con cần bón phân thường xuyên để cây đủ dinh dưỡng sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Tạo thuận lợi cho sầu riêng trong quá trình ra hoa và tạo quả. Trong thời kỳ này cây cần nhiều đạm để kích thích quá trình tạo cành và nhánh. Do đó, bà con nên khi sử dụng hỗn hợp NPK có hàm lượng đạm cao hơn hàm lượng lân và kali. Tỷ lệ sử dụng theo nguyên tắc như sau:

  • Năm thứ nhất bón phân với liều lượng NPK theo 2-2-1.
  • Năm thứ 2 và 3 bón cho cây với liều lượng NPK 2-1-1 hoặc 3-1-1 tùy theo tình trạng cây và đất trồng.
  • Bên cạnh đó, có thể bổ sung thêm các loại phân bón hữu cơ vi sinh như Bio Rose, Bio Nút,… để bộ rễ phát triển mạnh.
  • Nếu sầu riêng thiếu đạm: Lá cây có màu xanh vàng hay xanh nõn chuối. Bà con nên tăng tỷ lệ bón phân Đạm cho cây.
  • Nếu sầu riêng thừa Đạm: Thân và lá sầu riêng sẽ phát triển mạnh, có màu xanh đậm sẽ khiến nấm bệnh tấn công, gây đậu quả ít và rụng quả.

Ngoài việc sử dụng phân bón vô cơ, bà con nên kết hợp sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh nhằm bổ sung thêm nguyên tố vi lượng cho cây. Từ đó, tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp đất tơi xốp, giữ ẩm tốt và tăng khả năng kháng bệnh của sầu riêng. Lượng phân bón hữu cơ vi sinh được sử dụng cho cây con là 10-15kg/cây/năm.

 

cây sầu riêng

 

Khi ra hoa và tạo quả

Đây là thời gian sầu riêng cần nhiều lân và kali để giúp quá trình ra hoa và đậu trái. Tuy nhiên bà con cũng cần theo dõi quá trình phát triển của cây để bón lượng Kali phù hợp:

  • Nếu thiếu dưỡng chất Kali: Mép lá sầu riêng sẽ chuyển sang màu vàng cam sau tới màu xám nâu và khô, lá rụng nhiều.
  • Nếu thừa hàm lượng Kali gây cản trở sự hấp thu Ca và Mg.
  • Nếu thiếu Mg sẽ khiến lá bị vàng, lan dần từ gân chính ra gân mép lá. Ngược lại, thiếu hàm lượng Ca lá sẽ héo vàng từ rìa lá sau lan vào gân chính.
  • Khi sầu riêng đón hoa: Trước 30 đến 40 ngày, bà con cần bón phân cho cây theo tỷ lệ NPK 10-50-17 với lượng 2-3kg/cây. Có thể kết hợp với phân hữu cơ vi sinh từ 3-4kg/gốc và các sản phẩm hỗ trợ phân hóa mầm hoa.
  • Khi nụ hoa hình thành rõ: Bà con hãy bón NPK 20-20-20 với liều lượng 2-3kg/cây. Ngoài ra có thể kết hợp với thuốc trừ sâu và Kết phân bón vi lượng chống rụng hoa.
  • Khi cây bắt đầu ra quả quả có đường kính 10-15cm, bón NPK 12-12-17 với lượng 2-3kg/cây. Ngoài ra cần bổ sung thêm vi lượng cho cây để nuôi trái.
  • Trước khi quả chín tầm 1 tháng, bà con cần bón thêm phân để tăng cường chất lượng quả khi thu hoạch, với tỷ lệ NPK 16-16-8 liều lượng 2-3kg/cây.

Thu hoạch

Sau khi thu hoạch, sầu riêng cần được phục hồi thông qua việc bón phân vô cơ kết hợp với phân bón hữu cơ vi sinh để đảm bảo năng suất trong mùa vụ tiếp theo.
Sử dụng phân bón vô cơ: NPK 18-11-5 với liều lượng từ 2 đến 3kg/cây. Thời điểm này lượng Kali cần được giảm xuống và tăng hàm lượng Đạm để cây phục hồi nhanh chóng.
Sử dụng phân bón hữu cơ: Bón phân hữu cơ vi sinh ở giai đoạn này sẽ được tăng lên từ 4 đến 5kg/gốc để cây phát triển trở lại sau một mùa vụ chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo.
Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây sầu riêng là một việc làm cần thiết nhằm nâng cao năng suất cho cây trồng. Tuy nhiên, bà con nên cân nhắc khi sử dụng phân bón. Tránh sử dụng phân bón không rõ nguồn gốc gây ngộ độc và suy nhược cây trồng. Ưu tiên sử dụng phân bón có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng.
Đặc biệt, sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh – phân chuồng đã qua xử lý, không gây mùi hôi thối cho môi trường để thay thế những loại phân chưa qua ủ hoai chứa nhiều vi sinh vật gây hại cho sầu riêng.

 

cây sầu riêng


Bài viết trên đã cung cấp thông tin dinh dưỡng cho cây sầu riêng trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bà con trồng sầu riêng nâng cao năng suất cũng như giá trị kinh tế.

>>Xem thêm: phân bón cho cây sầu riêng

TƯ VẤN - HỎI ĐÁP

Cay ho tieu
Tư vấn hỏi đáp - 03/07/2016 11:16 AM
Cho hỏi CanxiBo xịt vào thời điểm tiêu ra bông 2-3cm có đc ko
Bà chủ vườn lận đận với cà chua 1kg mỗi trái
Tư vấn hỏi đáp - 29/08/2014 10:56 AM
Dùng chế phẩm biến bèo tây thành phân hữu cơ
Tư vấn hỏi đáp - 29/08/2014 10:23 AM
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Quy trình vận chuyển, bảo quản trái cây từ vườn đến tay người tiêu dùng như thế nào?
Wednesday, 03/08/2022
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, Việt Nam có nguồn trái cây phong...
Những Loại Côn Trùng Dịch Hại Trong Trồng Trọt Xuất Hiện Vào Mùa Nào Phổ Biến ?
Sunday, 31/07/2022
Nói về côn trùng gây hại đến cây trồng thì chúng rất đa dạng và có thể xuất...
Gợi ý những máy phun thuốc trừ sâu phổ biến nhất hiện nay
Sunday, 31/07/2022
Nếu bạn chưa biết về những máy phun thuốc trừ sâu phổ biến nhất hiện nay thì...
Mùa nắng và mùa mưa ảnh hưởng đến cách lúa làm bông như thế nào ?
Saturday, 30/07/2022
Những biến đổi trong khí hậu, môi trường, thời tiết… đã khiến cho sâu bệnh...
Các Loại Giống Cây Cao Su Phổ Biến Ở Việt Nam
Thursday, 30/06/2022
Ngày nay, lựa chọn giống cao su cho ra năng suất cao luôn là ưu tiên hàng đầu. Cây...
Xu hướng mới của ngành nông nghiệp lúa gạo Việt Nam
Saturday, 25/06/2022
Lúa gạo Việt Nam là sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chính mang lại nguồn ngoại...
Vì sao gạo ST25 xứng đáng là gạo ngon nhất thế giới?
Saturday, 25/06/2022
Bạn đang tìm hiểu về loại gạo ngon nhất hiện nay? Hãy cùng Phân Bón Tứ Quý đi...
Dinh dưỡng cần thiết trong quá trình sinh trưởng của cây cà phê
Saturday, 25/06/2022
Cà phê là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở khu vực phía Nam nước ta....
Dinh dưỡng cho cây sầu riêng trong quá trình sinh trưởng và phát triển
Friday, 24/06/2022
Sầu riêng là loại cây nhiệt đới được trồng nhiều ở phía Nam nước ta. Để...
Cây Vú sữa? Giá trị dinh dưỡng của vú sữa
Friday, 24/06/2022
Vú sữa là một trong những loại cây được trồng phổ biến ở nước ta. Quả vú...
Xu hướng mới của nông nghiệp áp dụng công nghệ cao của Việt Nam
Friday, 03/06/2022
Áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên...
Tìm hiểu về thị trường phân bón Việt Nam
Wednesday, 01/06/2022
Tìm hiểu về thị trường phân bón Việt Nam Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón...
VIDEO CLIP